“Doanh nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long thiếu và yếu! Mỗi năm có trên 10.000 doanh nghiệp thành lập mới, nhưng trên 90% số đó… chết yểu”, ông Nguyễn Phương Lam, giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói tại buổi họp mặt doanh nghiệp hội viên diễn ra ở Cần Thơ chiều 28/3.
Tại buổi họp, ông Lam nêu một vài con số tích cực về nền kinh tế của vùng như tỷ lệ tăng trưởng có dấu hiệu phục hồi. Năm 2023 miền Tây trở thành khu vực có sức cầu thương mại vượt trội so với phát triển kinh tế, chỉ sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Đặc biệt, năm vừa qua, thặng dư xuất nhập khẩu của miền Tây đạt 13 tỷ USD, cao nhất cả nước.
Dù vậy, theo ông Lam, trong 1 thập niên qua, cơ cấu kinh tế của vùng hầu như không thay đổi. Nông nghiệp vẫn là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế, với tỷ lệ 30%.
Trong giai đoạn từ năm 2017-2022, đầu tư cho miền Tây liên tục giảm tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư cả nước, từ 18,7% xuống còn 14,9%.
Cũng theo ông Lam, cả nước có bình quân 9 doanh nghiệp/1.000 dân, tuy nhiên con số này ở miền Tây chỉ là 3 doanh nghiệp. Năm 2023, cả vùng ĐBSCL chỉ có chưa đến 900 doanh nghiệp mới thành lập tồn tại được, trong đó toàn doanh nghiệp nhỏ.
Miền Tây cũng là vùng trũng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2023, cả khu vực chỉ có 139 dự án FDI đăng ký mới, với tổng vốn 741 triệu USD. Trong số này có 118 dự án đầu tư vào Long An, với số vốn hơn 600 triệu USD.
“Tổng số vốn và dự án FDI đầu tư vào ĐBSCL trong năm 2023 chỉ bằng 1/4 tỉnh Quảng Ninh”, ông Lam so sánh.
Cùng với những thông tin ảm đạm về sức khỏe doanh nghiệp và thu hút đầu tư, ông Lam cho biết, năm vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp ở miền Tây cao nhất cả nước. Cụ thể, cả nước có 2,35% thất nghiệp, trong khi đó con số này ở miền Tây là 2,8%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực cũng thấp nhất cả nước, chỉ đạt 14,5%.
Theo kết quả khảo sát của VCCI, năm vừa qua ở miền Tây có khoảng 46% cho biết doanh thu, lợi nhuận và lao động tăng. Gần 29% doanh nghiệp trong vùng cho biết gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, trong đó có khoảng 20% doanh nghiệp gặp khó ở thị trường quốc tế.
Vốn vay, lao động, các hoạt động thuế, thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước cũng là những khó khăn mà doanh nghiệp trong vùng phải đối mặt.
Về triển vọng phát triển kinh tế năm 2024, ông Lam cho biết, doanh nghiệp ở ĐBSCL vẫn khá lạc quan, tin rằng sẽ khởi sắc.From: nhà cái casino online
“75,8% doanh nghiệp cho rằng doanh thu sẽ tăng và 74,1% doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận tăng”, ông Lam chia sẻ.From: web game casino